NHỮNG CON SÓNG CỦA SỰ THAY ĐỔI
Những năm gần đây, khái niệm không gian làm việc chung (coworking) và xu hướng của loại hình này đã phát triển và nhân rộng khắp nơi. Theo tạp chí Deskmag (1), vào cuối năm 2017, gần 1,2 triệu người trên toàn thế giới làm việc trong một không gian làm việc chung. Tại Việt Nam, từ khi mô hình này được giới thiệu vào năm 2012, số lượng các co-working đã tăng trưởng hơn lên đến hơn 20 thương hiệu vận hành – hầu hết trong số đó là các công ty Việt Nam – với hơn 30 không gian trên cả nước. Ở Đà Nẵng, trong vòng 1 tháng từ khi ra mắt vào tháng 10 năm 2016, không gian coworking space đầu tiên – Danang Coworking đã lấp đầy gần 100%; trong vòng 1 năm sau đó, có thêm 7 co-working khác mọc lên ở Đà Nẵng và Hội An.
Để có sự phát triển mạnh mẽ của mô hình coworking phải kể đến sự bùng nổ của các doanh nghiệp khởi nghiệp (startup). Cũng dễ nhận thấy rằng coworking space cung cấp chỗ làm việc giá cả phải chăng cho startup. Những không gian đủ linh hoạt để đáp ứng sự phát triển nhanh chóng của các công ty startup mới thành lập (họ có thể di chuyển từ hotdesk 2 đến văn phòng riêng (“private office”) và sau đó đến một văn phòng riêng lớn hơn trong cùng một không gian. Bên cạnh đó, những công ty startup còn non trẻ có thể gặp gỡ và kết nối với nhiều người làm việc tự do (freelancers), và có thể tuyển dụng vào công ty, dự án của mình vào các thời điểm cần nhiều nhân sự nhất. Không gian làm việc chung cũng là nơi tổ chức các buổi pitching cho các quỹ đầu tư (VC), các buổi hội thảo chuyên đề, hackathon, và những hoạt động không kém phần quan trọng hơn như hỗ trợ về kế toán hoặc pháp lý. Không gian làm việc chung là nơi mà nền kinh tế chia sẻ gặp gỡ với hoạt động kinh doanh bất động sản. Không giống như văn phòng dịch vụ truyền thống, trọng tâm của không gian làm việc chung không phải là cơ sở hạ tầng mà là cộng đồng của những người làm việc ở đó – “những người làm việc chung” (“coworkers”). Mỗi không gian sẽ có loại hình cộng đồng riêng, hay nói cách khác là bản sắc của riêng không gian đó. Đến với PunSpace – nổi tiếng nhất ở Chiang Mai, chúng ta có thể tìm thấy một loạt các dân du mục công nghệ số (“digital nomads”) làm việc trong ngành thương mại điện tử và vận chuyển. Ở Bali, cộng đồng này phần lớn không phải là người địa phương, tuy nhiên nhiều doanh nhân khởi nghiệp hơn là những người làm việc tự do. Tại Hubud, không gian nổi tiếng được làm từ tre, hầu hết các thành viên của không gian này rời bỏ môi trường làm việc tại các công ty lớn, họ đều có chung mối quan tâm đến việc kinh doanh bền vững. Ở Bangkok, Hubba – không gian làm việc chung hàng đầu ở Thái Lan có không gian dành riêng cho các nhà thiết kế và làm tiếp thị. Ngọn sóng này đã lan dần đến Việt Nam và Đà Nẵng.

LƯỚT TRÊN NGỌN SÓNG KHỞI NGHIỆP
Cách đây không lâu, Boulder – một hạt nhỏ trên núi ở bang Colorado đã ươm mầm cho những giấc mơ tưởng chừng hão huyền nhất cho thế hệ Y (millennials). Câu chuyện về một vùng đất ở môt chốn không ai biết đến trở thành một trong những cộng đồng khởi nghiệp lớn mạnh nhất đã truyền cảm hứng cho hàng triệu người trên thế giới. Ngọn gió của sự thay đổi này đã thổi vào con sóng khởi nghiệp cập bờ tại biển Đà Nẵng. Kết quả là, một trong những không gian làm việc chung tại Đà Nẵng – DNC, đã được gầy dựng nên từ một khu nhà làm việc cũ của chính quyền thành phố từ tâm huyết của Vườn ươm doanh nghiệp Đà Nẵng (DNES). Đến nay, DNC có đến hơn 200 thành viên, trong số họ là những nhóm startup vô cùng tiềm năng, cũng như các công ty công nghệ lớn, tạo thành một hệ sinh thái hài hòa nằm ngay trong lòng của khu không gian làm việc này. Anh Ảnh – một thành viên ở DNC đã được 6 tháng, mới vừa thành lập một công ty mới và tham gia chương trình ươm tạo của DNES. Sinh ra ở vùng quê nghèo Quế Sơn, Quảng Nam, sau hơn 15 năm làm việc cho rồi vận hành các team “outsourcing” tại thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng, anh Ảnh quyết định dừng công việc ổn định đó để theo đuổi ước mơ từ bé, đưa món phở sắn đặc sản quê hương trở thành một món ăn phổ cập và giúp đỡ cho các hộ làm nghề – trong đó có bố mẹ anh – có một cuộc sống tốt hơn. Anh Ảnh rất nhanh kiếm được sự hỗ trợ từ các thành viên khác ở DNC. Cách thành phố Đà Nẵng 30km, một đôi bạn người Đức từ Bali chuyển đến Hội An và mở ra một khu không gian dành cho dân du mục công nghệ số, ngay giữa khung cảnh thơ mộng nhìn ra cánh đồng lúa bao la ở một chốn làng quê yên tĩnh. Ở đó, họ có thể tìm thấy nguồn cảm hứng hoặc thúc đẩy sự sáng tạo cho các dự án tiếp theo; hoặc tìm kiếm ý tưởng mới từ những người xung quanh trong các bữa ăn trưa cộng đồng, với hy vọng tìm thấy một cộng sự tương lai hoặc đơn giản chỉ là chia sẻ câu chuyện khởi nghiệp của mình. Những câu chuyện như vậy là động lực rất lớn để Đà Nẵng xây dựng dự án “Trung tâm đào tạo và Huấn luyện khởi nghiệp” trong đó chính quyền sẽ phố sẽ đầu tư một khối complex 14 tầng dành cho các startups sống làm việc. Dự án đang được sự tư vấn của DNES và nhiều chuyên gia trong lĩnh vực coworking và co-living dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2020. Thật ra, những công việc xây dựng cộng đồng này không hứa hẹn đem lại nhiều lợi ích tài chính, nhưng tác động dài hạn thì rất lớn. Có một thành ngữ trong tiếng Việt nói ràng “đất lành chim đậu” – hoặc dễ hiểu hơn là, ở đâu có nhiều nguồn lực dồi dào, thì những người cùng chí hướng sẽ đến lập nghiệp. Và đúng như vậy, họ đã dần dần “di cư” đến. Những nhà sáng lập ra Toa Tàu, Triip.me, Topica Education Group là những tên tuổi đáng chú ý nhất trong làng khởi nghiệp Việt Nam đã bắt đầu nuôi ý tưởng chuyển về Đà Nẵng. Họ chính là những hạt giống đầu tiên biến ước mơ gây dựng Đà Nẵng thành trung tâm đổi mới sáng tạo bên bờ biển thành hiện thực.