Trước đại cục thế giới vẫn đang chiến đấu quyết liệt với đại dịch Covid-19, nhu cầu sử dụng những dịch vụ tiện ích thuận tiện, an toàn trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Vì lẽ đó, nhiều nhà sáng lập quyết định khởi nghiệp với cơ hội cạnh tranh đang ở thế cân bằng. Với những mô hình nhằm giải quyết những thách thức mà dịch bệnh gây nên, sau đây là 03 xu hướng khởi nghiệp tiềm năng được dự đoán sẽ phát triển mạnh mẽ thời hậu Covid-19.
1. Công nghệ giao dịch không tiếp xúc
Các sản phẩm phương thức thanh toán không tiếp xúc như chạm thẻ hoặc điện thoại vào máy POS hay mô hình cho phép khách hàng tự động trả tiền,… đã xuất hiện trong các năm qua, nhưng chỉ khi Covid-19 bùng phát, những công nghệ này mới có nhiều “đất diễn” và trở thành xu hướng trong hiện tại và tương lai. Đáp ứng được hạn chế tiếp xúc giữa người và người khi giao dịch, các lĩnh vực này sẽ là “miền đất hứa” cho những doanh nghiệp khởi nghiệp.
Doanh nghiệp khởi nghiệp tiêu biểu nắm bắt tốt xu hướng này là Vengo Labs, công ty đã phát triển máy bán hàng thông minh ứng dụng điện toán đám mây cho phép người dùng mua nhiều mặt hàng thiết yếu và thanh toán trực tuyến. Một ví dụ điển hình khác, quầy nhận đơn tự động của Valyant ứng dụng AI để tạo một “người phục vụ ảo” giúp người tiêu dùng đặt hàng thông qua điều khiển giọng nói.

2. Chăm sóc sức khỏe từ xa
Một xu hướng khởi nghiệp nổi bật khác là chăm sóc sức khỏe từ xa. Đặc biệt trong giai đoạn dịch bệnh phức tạp, nhu cầu hạn chế đến nơi đông người, giảm rủi ro nhiễm bệnh khiến mô hình này trở nên thu hút người dùng hơn cả.
Bao gồm nhiều loại hình sản phẩm dịch vụ như dịch vụ tư vấn, chăm sóc sức khỏe cơ bản thông qua “trợ lý ảo”, công nghệ bảo hiểm sức khỏe dịch vụ đặt thuốc, gói khám chữa bệnh, dụng cụ y tế; các công nghệ cho phép bác sĩ thăm khám và điều trị từ xa…, chăm sóc sức khỏe từ xa là lĩnh vực hấp dẫn với cả startup và các tập đoàn lớn.
Các chuyên gia nhận định đây sẽ là một mô hình dịch vụ phổ biến của tương lai, không chỉ thu hút những đối thủ mới về công nghệ đột phá, mà còn là nhu cầu thiết yếu trong việc mở rộng hệ sinh thái dịch vụ của các tập đoàn lớn.

3. Công nghệ giáo dục
Chuyển đổi số được khuyến khích được thực hiện nhanh chóng trong bối cảnh đại dịch, một trong những sự chuyển mình là các doanh nghiệp khởi nghiệp đón đầu mô hình đào tạo trực tuyến nhờ sự hỗ trợ của công nghệ giáo dục.
Lĩnh vực này có thể kể các nền tảng cho phép giáo viên soạn giáo án và theo dõi tiến độ học tập, dịch vụ gia sư trực tuyến, các công cụ hỗ trợ như game toán học hay các khóa học online… Ngày càng thu hút sự quan tâm dành cho các bậc học cao, không quá bất ngờ khi doanh thu của các doanh nghiệp áp dụng xu hướng khởi nghiệp này tăng hơn 300% (Theo số liệu của Rootstra).
Một số vấn đề tồn đọng như sự tương tác và động lực học tập của học viên, nghẽn mạng, tính bảo mật, riêng tư,… cần lời giải đáp tối ưu từ công nghệ và đột phá sáng tạo. Chính vì vậy, các doanh nghiệp khởi nghiệp có thể tận dụng những cánh cửa này.

Tham gia Triển lãm khởi nghiệp Đà Nẵng mở rộng để giao lưu với nhiều startup thực hiện những xu hướng khởi nghiệp mới mẻ khác.

Xem thêm thông tin chi tiết về Triển lãm khởi nghiệp Đà Nẵng mở rộng – SURF 2021
>> CÁC HỘI NGHỊ CHUYÊN ĐỀ TẠI SỰ KIỆN TRIỂN LÃM KHỞI NGHIỆP ĐÀ NẴNG – SURF 2021
>> 80 GIAN HÀNG CÙNG VỚI DỰ ÁN KHỞI NGHIỆP ĐÃ CÓ MẶT TẠI SURF 2021
>> LỊCH TRÌNH TRIỂN LÃM KHỞI NGHIỆP ĐÀ NẴNG SURF 2021